Kết quả tìm kiếm cho "lăng Thoại Ngọc Hầu"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 685
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 19/2025/QĐ-TTg ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.
Cuốn sách của nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu không chỉ ghi lại những dấu mốc quan trọng trong công cuộc mở mang bờ cõi phương Nam dưới thời các chúa Nguyễn, mà còn phục dựng các giai thoại lịch sử dựa trên nguồn tư liệu có hàm lượng thông tin cao, như các bộ chính sử, tư liệu gốc, tư liệu do người nước ngoài ghi chép...
“Vĩnh Tế” là tên gọi chính thức trong hồ sơ khoa học di tích, do vua Gia Long đặt khi cho đào kênh nối Châu Đốc đến Hà Tiên. Ngoài ra, dòng kênh lịch sử này còn có nhiều tên gọi khác, như: Sông Châu Đốc - Hà Tiên (trong thời gian thi công), Vĩnh Tế hà (khắc trên Cao đỉnh 1835, với ý nghĩa “bền vững lâu dài”), sông Vĩnh Tế (trong nhiều tư liệu lịch sử triều Nguyễn). Dù mang tên gọi nào, dòng kênh vẫn là chứng nhân lịch sử đặc biệt của vùng đất biên cương An Giang.
Ngày 6/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp để xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm.
Tiếng ve râm ran như bản giao hưởng không lời vang vọng khắp những tán lá xanh, những chùm phượng vĩ đỏ rực trên cành, báo hiệu một cách thân thương: Mùa hè đã gõ cửa! Với hàng triệu học sinh, sinh viên, mùa hè là mùa những chuyến phiêu lưu và trải nghiệm ý nghĩa sau 1 năm học tập miệt mài.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 vừa trôi qua, đánh dấu mùa lễ hội đầu tiên sau khi được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ hội khẳng định sự gắn kết không thể tách rời giữa 2 nhân vật chính: Thiên thần và nhân thần.
Đúng 15 giờ ngày 22/5 (nhằm ngày 25/4 âm lịch), Lễ thỉnh sắc Ông Thoại Ngọc Hầu từ Lăng mộ về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (TP. Châu Đốc) được tổ chức. Đây là một phần quan trọng của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam hàng năm.
TP. Châu Đốc với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo, quần thể di tích lịch sử văn hóa, lịch sử, tâm linh, tín ngưỡng được xếp hạng cấp quốc gia và thế giới, như: Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (gắn với Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại), chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… cùng các món ăn đặc sản hấp dẫn, mang hương vị độc đáo riêng.
Chiều tối 19/5 (nhằm ngày 22/4 âm lịch), Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chính thức bước vào cao điểm, thông qua hoạt động tổ chức Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ và lễ hội đường phố.
Nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam được đánh dấu bằng sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (năm 1925) khi sản sinh ra những họa sĩ lớn, đưa mỹ thuật Việt Nam ra ánh sáng với những tác phẩm hội họa xuất sắc ở giai đoạn trước năm 1945 và giai đoạn mỹ thuật kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau năm 1975, ảnh hưởng từ thế hệ họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vẫn còn sâu đậm, song đáng mừng là sự xuất hiện của lớp thế hệ họa sĩ kế cận tiếp tục đưa mỹ thuật Việt Nam có những bước tiến dài.
“An Giang còn rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch (DL) trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, làm cho ngành DL có đóng góp lớn hơn cho ngân sách, phát triển kinh tế địa phương. DL tâm linh, DL lịch sử, DL sinh thái, DL sông nước, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, DL cộng đồng, khám phá và trải nghiệm... còn rất nhiều dư địa phát triển” - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng nhấn mạnh.
Trong bối cảnh du lịch (DL) cả nước đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, An Giang chủ động, đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển DL với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố ĐBSCL trong năm 2025. Bước đi chiến lược này mở ra cơ hội vàng để khai thác tối đa tiềm năng DL đa dạng của vùng đất Tây Nam Bộ, hứa hẹn tạo ra sản phẩm DL độc đáo, hấp dẫn, thu hút du khách.